Tác dụng của quả nhàu tươi
Công dụng của trái nhàu tươi và thân cây nhàu
+ Êm dịu thần kinh giao cảm
Cây nhàu, tên khoa học là Morinda citrifolia L, thuộc họ Cà
phê (Rubiaceae). Cây cao chừng 6 – 8 m, thân nhẵn, màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc
đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, nhọn ở đầu; mặt trên xanh lục bóng, mặt dưới
nhạt.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đối diện với lá thành đầu tròn, dài
2 – 4 cm, hoa màu trắng sau vàng nhạt.
Quả hình trứng, xù xì, non màu xanh nhạt, dài chừng 5 – 6
cm; chín có màu trắng hoặc hồng; mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm
ăn được, chính giữa có một nhân cứng
Theo Y học hiện đại
Qua các thí nghiệm trên động vật,
cho thấy rễ cây Nhàu có công dụng sau đây:
Hạ huyết áp
Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
Lợi tiểu nhẹ
Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh
giao cảm
Độ độc không đáng kể, và không gây
nghiện
Theo Y học cổ truyền
Rễ nhàu có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những dược liệu có tác dụng tương tự ở
bài biết Chi tử: Vị thuốc thanh nhiệt hoặc bài Hoàng liên: sen vàng giải độc và
thanh hỏa.
* Cách ngâm rượu trái nhàu khô:
Nguyên liệu:
Trái nhàu khô: 1kg
Rượu trắng: 4 lít
Cách ngâm: Trái nhàu khô rửa sạch,
để ráo nước. Cho trái nhàu khô và rượu trắng vào bình thủy tinh hoặc bình sứ để
ngâm. Đậy kín nắp. Ngâm ít nhất 30 ngày
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ trong hoặc sau bữa ăn.
Trái nhàu khô
* Cách ngâm rượu trái nhàu tươi:
Nguyên liêu:
Trái nhàu tươi: 1kg
Rượu trắng: 3 lít
Cách ngâm: Rửa sạch trái nhàu tươi, để ráo nước. Cho trái nhàu trươi và rượu vào bình ngâm trong thời gian 60 ngày.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ trong hoặc sau bữa ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét