- Cây điên điển hay còn gọi là cây điền thanh , là loài cây họ đậu có hoa màu vàng và lá hình lá kép lông chim . Thân cây cao từ 2-5m , cây điên điển thường phát triển mạnh vào mùa mưa hay mùa nước nổi .
- Cây điên điển có các loại như
+ Điên điển thái : mọc quanh năm và trồng trên cạn
+Điên điển đồng : trồng vào mùa mưa và mùa lũ . Số dưới nước hay bán ngập nước
Lá lốt tên khoa học là piper sarmentosum, thuộc họ nhà hồ tiêu. Là một loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 20 - 50m. Cây thân leo, mọc thẳng từ lúc mới mọc non. Phần thân có từ năm đến sáu gân từ phần cuống lá đến ngọn. Cây mọc khá thẳng, trườn trên mặt đất. Lá hình tim, thuộc dạng lá đơn. Thường lá sẽ còn nguyên vẹn, không rách hay sâu ăn, mặt trên lá nhăn bóng, có năm gân từ phần cuống lá chỉa ra. Cuống lá hơi có bẹ, có mùi thơm đặc trưng. Hoa cây lá lốt mọc thành cụm ở nách lá, quả rất mọng, chứa 1 đến 2 hạt.
Thành phần lá lốt
Lá và thân cây lá lốt chứa nhiều ancaloit, cùng nhiều tinh dầu. Đồng thời chứa nhiều beta –caryophylen, cùng các hoạt chất benzylaxetat rất tốt cho cơ thể.
Lá có vị hơi cay, tính ấm, vị hơi nồng, dùng để chống lạnh, giảm đau, chống phong hàn, tay chân lạnh,
Công dụng của lá lốt
Cây lá lốt có tính nồng, ấm và chống hàn, cảm lạnh ở cơ thể người. Loài cây này rất lành không có độc tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Công dụng chính của loài cây này là dược liệu chữa các bệnh về phong hàn, thương hàn, tê khớp chân tay ở người lớn tuổi, thay đổi thời tiết, chữa rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp,…
Ngoài ra trong Đông y, cây lá lốt còn được sắc lấy nước uống để chữa các bệnh đau bụng, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Chúng còn được kết hợp với các loại lá khác như xương sông, rễ bưởi, rễ cây cỏ xước, để tăng hiệu quả chữa bệnh… Lá lốt có thể sử dụng tươi sống hoặc phơi khô. Một người không nên ăn quá 100g lá lốt tươi mỗi ngày vì có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn khác.
Bài thuốc lá lốt ngâm rượu
Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng nhằm phát huy được tối đa công dụng của loại cây thảo dược này. Sử dụng lá lốt ngâm rượu để xoa bóp vào các khu vực xương khớp bị đau nhức sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả cực kỳ.
Cách làm bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt ngâm rượu :
Đem lá lốt cả thân cả rễ đi rửa sạch, phơi ráo nước rồi băm nhỏ.
Ngâm lá lốt với 1 lít rượu trắng trong bình sạch trong vòng 1 tháng là có thể bỏ ra sử dụng.
Hàng ngày, trước khi đi ngủ đem rượu ngâm với lá lốt ra xoa bóp nhẹ nhàng tại khu vực bị đau nhức.
Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái, giảm đau hữu hiệu dành cho người bệnh.